Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Trăm năm cô đơn

Tới thích và phục ông này: Gabriel Garcia Márquez – nhà văn viết bằng tiếng Tây Ban Nha vĩ đại nhất, người đã đạt giải Nobel văn chương vào năm 1982 – luôn được nhiều người ngưỡng mộ. Ông có một cá tính độc đáo, một văn tài có một không hai, có lẽ là nhà văn nổi tiếng nhất hiện tại. 
Tớ biết ông này đã khá lâu, đâu từ những năm cuối của thế kỷ 20 cơ [nói cho dữ dằn vậy thôi, chứ đó là những năm 9 mấy đó bạn]. Được biết, ông có hai cuốn tiểu thuyết đã trở thành “kinh điển” gây xúc động cho bao thế hệ độc giả, đó là “Trăm năm cô đơn” và “Tình yêu thời thổ tả”.
Tuy thế tớ cứ chần chừ, vì nhìn độ dày hai cuốn này là ngán. Cách đây vài tuần quyết tâm đọc văn ông này, xem nó vĩ đại tới cỡ nào, thế là khuân “Trăm năm cô đơn”, Tình yêu thời thổ tả về nhà với mục đích “xóa mù” Marquez. 

Tuyệt vời, tớ chỉ có dùng từ đó mới diễn tả được cảm xúc của mình với hai tiểu thuyết này. Một nhận xét chung cho văn ông Marquez là nội dung câu chuyện rất độc đáo và hành văn cũng…độc đáo nốt. Với Trăm năm cô đơn, đó là một câu chuyện mang màu sắc kỳ bí, huyền ảo, lôi cuốn. Truyện kể về lịch sử một ngôi làng, một dòng họ sáng lập trong vòng 100 năm. Ngôi làng từ lúc sáng lập, đến lúc diệt vong trải qua bao biến cố thăng trầm, cuốn theo những đau khổ, hạnh phúc, thăng trầm, vinh quang, thảm hại của dòng họ. Dòng họ này có một tật xấu là những người trong dòng họ lại yêu nhau và muốn chung sống với nhau, bất chấp trong lịch sử họ đã bị trừng phạt bởi việc đẻ ra những đứa con “đuôi lợn”. Cái đuôi lợn như là một hình tượng phản ánh những cái xấu xa, tối tăm của con người. Đây là tớ nghe người ta nói và mơ hồ cũng thấy thế thật.

Dòng họ này có một đặt tính chung là sự cô đơn, cô đơn triền miên: nam cô đơn, nữ đơn côi, cô đơn vì mặc cảm tránh đi cái tội lỗi loạn luân. Các thành viên trong dòng họ nếu nam là người tài giỏi, mạnh mẽ, nữ xốc vác, đảm đang, nhưng đều có điểm chung là trong sâu thẳm họ giấu kín cảm xúc, như một rào cản vô hình khiến họ tách bạch với xã hội. Họ cô đơn vì mặc cảm tội lỗi, mặc cảm với cái “hiệu ứng đuôi lợn”, mặc cảm vì cái xấu xa tối tăm của họ.

Và dĩ nhiên, họ phải chạy trốn. Nhưng trốn không nổi. Họ bị ám ảnh đời này qua đời khác. Cả dòng họ chết dần chết mòn. Cuối cùng, họ bị trừng phạt cho cái tội loạn luân như hệ quả của sự cô đơn: đứa con mới sinh cuối cùng của dòng họ bị kiến tha đi, trong khi người sáng lập dòng họ thị bị cột vào gốc cây. Cả ngôi làng họ sống bị một cơn lũ không rõ nguồn cuốn trôi: cuốn sạch tất cả.

Tác giả kể truyện này để ước mong là “không được lặp lại và mãi mãi không bao giờ được lặp lại, bởi vì những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn không có dịp may lần thứ hai để trở lại làm người trên mặt đất này”. Cũng như ước mong trên trái đất này chẳng ai phải cô đơn vì chạy trốn tội lỗi, mặc cảm tội lỗi!
Truyện “Tình yêu thời thổ tả” kể về một mối tình bi thương. Một người đàn ông và một người đàn bà, yêu nhau nhưng như mọi bi kịch vĩ đại khác, họ không đến được với nhau do những hiểu lầm. Người phụ nữ có chồng, người đàn ông chìm đắm trong những mối tình không đầu cuối. Khi cả hai đã hơn 80, chồng người phụ nữ chết, người đàn ông mới cầu hôn, một lời cầu hôn mà ông đã chờ hơn chục năm để được quyền nói. Và họ, cảm nhận cái chết đang đến gần, họ không có nhiều thời gian, cả hai cùng ở trên một chiếc thuyền có treo chữ “dịch tả” để không ai dám béng mảng lại gần cho họ có những giờ phút ngắn ngủi và quý giá nhất trọn vẹn tình yêu. Hic, một tình yêu lãng mạn. Chúng ta thì 80 tuổi đã hết xí quách rồi, hiếm có ai nghĩ đến chuyện “trọn vẹn tình đầu” nữa nhỉ. 
 Nhưng truyện nhắc nhở chúng ta là “hãy cứ phải yêu nhau, dù ở độ tuổi nào” vì sao? Vì tình yêu chính là điều kỳ diệu nhất, thắp sáng tâm hồn chúng ta (!). Lại “giáo điều rồi”. Cơ mà đúng thế thật.
Nội dung hấp dẫn, độc đáo là thế, văn tài của Marquez còn thể hiện rõ cách ông viết ra những câu chuyện. Trăm năm cô đơn mang một sắc thái huyền ảo, huyền bí. Ông đã đưa chất kỳ bí ở một vùng lạc hậu Nam Mỹ vào hiện thực lịch sử của vùng đất này vào truyện. Giọng kể của cuốn truyện là một giọng “đanh, ngắn,gọn, lạnh lùng, khô đét”, đúng sắc thái của những người bà kể chuyện xưa, chuyện ma quái kỳ dị khó tin cho con cháu.

Về điểm này có lẽ không khác với Việt Nam ta. Những ai sống ở vùng nông thôn, thế hệ 8X-7X hoặc già hơn khi mà vùng nông thôn còn tối tăm, lạc hậu cũng được bà chúng ta kể những câu chuyện kỳ dị hoang đường, thậm chí ma quái. Nhưng tuyệt đối những câu chuyện không hề xa lạ. Nó phản ánh tinh thần, tình cảm của một vùng đất, một vùng văn hóa.

Nếu bạn là người không thích lắm tiểu thuyết, thì có lẽ cũng nên đọc “Trăm năm cô đơn”, để hiểu thêm về sự cô đơn triền miên của bạn bè, những người thân, của chính chúng ta. Sự cô đơn thương trực trong tâm, tuyệt đối không phải của riêng ai.
Để từ đó càng hiểu nhau hơn, và cùng nhau có những giải pháp để chống chọi sự cô đơn triền miên đó. Ví dụ như cởi mở tấm lòng mà đến với nhau mà yêu đương chẳng hạn. Vì cuộc đời ngắn lắm. Hehe.

3 nhận xét:

  1. em rat thich noi dung "tinh yeu thoi tho ta". tuy nhien tai sao em cu thay hanh dong cua nguoi dan ong nay cung giong nhu nhung nguoi dan ong o thoi hien dai. em k biet dc nhung hieu nham de gay ra viec ho ko den dc voi nhau. nhung tai sao nguoi dan o ko co gang tim hieu va giai quyet viec hieu nham do?. tai sao phai cho toi may chuc nam sau chu? em nghi tinh yeu la su tin tuong lan nhau cua hai nguoi. yeu la phai hieu duoc nguoi ban minh dang nghi gi va nguoi kia cung phai biet chia se. luc do tinh yeu moi "len ngoi". "tinh yeu la gi ma lam nguoi ta phai dau kho" nhung neu khong yeu thi con nguoi cang buon hon, cuoc song het ca thu vi.hjx

    Trả lờiXóa
  2. Em chưa đọc qua 2 tác phẩm này nhưng đọc bài của anh cũng hiểu sơ sơ, mà hình như cái gì em hiểu rồi lại không muốn đọc nữa, hihi...
    Em lại thấy không có cái gì là vĩnh cửu mà cuộc đời con người lại quá ngắn ngủi, chỉ thấy sống sao cho vui vẻ, thoải mái là được, tình yêu tình báo gì, có mà vui thì nên có, còn nếu buồn bã khổ sở quá thì có làm gì nhỉ. Nhiều người cứ nói yêu là khổ, hôn nhân là "nấm mồ" nghe phát ớn, thế thì cần làm gì?

    Trả lờiXóa