Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

Bức tranh

"Bức tranh này thật đẹp!"

Anh chỉ lên bức tranh khảm lụa đang treo trên tường phòng khách nhà nàng trầm trồ. Bức tranh có bề dài độ 1 mét, khảm bằng thứ vải tốt nhưng đã úa màu vì thời gian. Nó mô tả một đàn nai vây trên khu rừng vắng trên những núi đồi đầy tuyết. Phía xa là ông mặt trời đỏ bị che khuất một nửa bởi đám mây nâu đen.

Bức tranh này chỉ có tính minh họa.

"Nó có tuổi thọ từ năm 1993 anh à, một người bạn của bố em đã tặng cho gia đình nhân dịp tân gia."

Thường thì bất kỳ thứ gì mang trong mình sức nặng của thời gian luôn khiến cho anh tò mò. Những đồ vật cũ kỷ anh chú tâm tìm hiểu hơn những đồ vật mới toanh. Anh nghĩ, nó hiện hữu ngày nay, để anh nhìn thấy, với những người chủ sở hữu nó, không chỉ đơn thuần là một vật dụng cần thiết tô vẽ không gian sống, mà nó còn mang nặng cả những kỷ niệm, in dấu những khoảnh khắc về một quảng đời trong cuộc đời của mỗi người.


Anh nhìn nàng trìu mến, nàng hiểu ý anh muốn hiểu nhiều hơn về lai lịch bức tranh.

"Bức tranh này đã theo suốt gia đình em gần 20 năm, và khi gia đình em chuyển vào đây, gia đình em không muốn mất nó, vậy là nó đã theo vào."

"Anh thấy nó đẹp chứ. Có một câu hỏi mà em muốn hỏi anh sau khi nhìn thấy nó!"

Nàng nhình anh cười tinh nghịch.

"Tất nhiên rồi. Anh tính, nó có từ năm 1993, nghĩa là lúc đó em còn là cô bé trẻ con, nó đã theo em chừng ấy năm tháng, đến bây giờ em đã lớn chừng này rồi. Thật là không dễ dàng gì để vứt bỏ nhỉ?"

Nàng quay sang nheo mắt nhìn anh.

"Mà em quý nó lắm."

"Anh có biết là thời điểm trong bức tranh diễn tả buổi chiều hay tối không?"

Anh nhìn  lại bức tranh lần nữa. Quả thật khó để biết thời điểm mà người nghệ sỹ muốn chuyển tải đến trong bức tranh là sáng sớm hay chiều tà? Trên các ngọn cây có vương tuyết trắng. Mặt trời thì mới nhô (hay mới lặn vào) dưới đám mây đen. Cả đàn nai vẫn miệt mài gặm cỏ, chơi đùa quanh một cái chuồng chỉ đơn sơ vài thanh gỗ nhỏ đan chéo nhau.

"Anh đoán là buổi sáng thì phải?"

"Tại sao?". Nàng lại nhíu mày.

"Em không thấy là tuyết còn vương trên các ngọn cây non đó sao? Cảnh sắc tươi tắn! Một buổi sáng mùa xuân, có lẽ vậy..."

"Anh cũng có lý đấy", nàng cười. "Nhưng em nghĩ là buổi chiều thì hợp lý hơn."

"Sao lại thế nhỉ?"

"Anh không thấy là đàn nai đang lục tục về tổ hay sao? Nàng trỏ vô định lên chính giữa bức tranh, nhưng ám chỉ vào những chú nai con trên nền tuyết tráng.

Quả là người họa sỹ tạo hình những chú nai đang có xu di chuyển về chuồng. Những bước chân sáo, xem chừng một ngày chúng kiếm ăn no đầy đang hoan hỉ về với tổ ấm.

"Anh không thấy mặt trời một màu đỏ ối hay sao? Đó chỉ là mặt trời của buổi chiều mà thôi!"

"Em có lý thật đấy. Chắc là em đã quan sát nó gần 20 năm, từng chi tiết bức tranh đã in sâu trong tâm trí của em rồi!"

"Anh cũng hợp lý, mà em cũng vậy. Cũng như có ai bắt buộc là chúng ta có cùng cách nhìn đâu nhỉ? Chỉ cần mỗi người tự thấy hợp lý, và người kia chấp nhận là được nhỉ?" Nàng lại cười, một nụ cười thật hiền hòa ấm áp. "Nhìn nó là em nhớ lại cả một tuổi thơ đã đi qua. Nhớ nhà xưa, khung cảnh xưa, những bạn bè xưa..."

"Những kỷ vật có tuổi, không tên, âm thầm không biết nói, nhưng luôn luôn như là những nhân chứng trung thành, lưu giữ cho chúng ta biết bao thứ không thể nào quên em ạ."

"Có thể là, một ngày nào đó, nhìn lại bức tranh, cái buổi tối thanh bình như vậy ngày hôm nay sẽ lại hiển hiện trong em đấy."

"Chắn chắn rồi, và từ bây giờ bức tranh đã thêm trên mình nó một sự kiện mới".

"Anh mong là: chúng ta sẽ chẳng bao giờ lãng quên cái buổi tối này, nó không được thất lạc trong ký ức mỗi người, nó không phải nhờ đến bức tranh mới khơi gợi lại. Hãy để những buổi tối yên bình, êm đềm như thế này sẽ đến mãi mãi, em nhé"....

Nàng nhìn anh, im lặng và mỉm cười. Và anh hiểu tự tận sâu nàng đã ánh lên một niềm vui,  và anh biết niềm vui đó đã được bồi đắp dần theo năm tháng...

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Tản mạn về ngày 8.3

Ngày 8.3 lại đến, chúng ta lại có dịp nói về, trải qua ngày này đồng thời bày tỏ những tình cảm chân tình của mình với những người phụ nữ mà chúng ta yêu thương nhất.

Như thường lệ, báo Vnexpress lại lên trang những bài báo "văn phòng" http://vnexpress.net/gl/doi-song/mua-sam/2010/10/3ba21bc6/ hài hước về tình hình đón "8.3" của cánh mày râu. Để thấy ngày 8.3 đã trở thành một dịp lễ, gây nên một "hiệu ứng xã hội" rộng lớn.
http://i381.photobucket.com/albums/oo252/rainb0wkiss/50879.jpgTrong lịch sử văn minh xã hội, ban đầu loài người trải qua chế độ "mẫu hệ", nghĩa là trong gia đình người đàn bà làm chủ. Chế độ này ngày nay phần lớn lụi tàn, chỉ còn lại một vài dân tộc còn duy trì (ví dụ dân tộc gì mình quên tên có Nhà dài trong đó người đàn bà làm chủ, được phép cưới chồng, người chồng về ở với gia đình người vợ, và càng có nhiều phụ nữ cưới chồng thì nhà càng...dài ra). Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi nghĩ loài người đã trải qua một thời "mông muội" vậy. Ban đầu nền kinh tế loài người chủ yếu là "săn bắn, hái lượm": người đàn ông ra rừng săn bắn hái lượm, mang thức ăn về, người phụ nữ phụ trách phân phát từng thành viên. Thành ra thời đó phụ nữ làm chủ gia đình là "mẫu hệ". Đàn ông có thể ra khỏi nhà nhưng người phụ nữ thì không, vì ngày đó họ nắm quyền "sinh sát".

Dần dần, người ta có nhiều biện pháp tích trữ lương thực. Việc phân chia lương thực không còn coi trọng bằng người tạo ra nó. Mà đàn ông mạnh mẽ, can trường hơn, và đặc biệt là người kiếm lương thực đóng vai trò quan trọng hơn. Từ chế độ "mẫu hệ", người phụ nữ làm chủ - chuyển sang chế độ "phụ hệ", người đàn ông làm chủ gia đình, và từ đó loài người dẹp luôn "mẫu hệ", sử dụng luôn cái chế độ "phụ hệ".

Người đàn ông đã mạnh mẽ (vì theo Kinh thánh nói là Thượng đế tạo đàn ông trước, phụ nữ sau nên phụ nữ mềm mại và yếu đuối hơn - thường thì cái gì càng hoàn thiện càng thiếu sức mạnh) càng mạnh mẽ, càng giữ vai trò quan trọng hơn. Các dân tộc đều có những câu danh ngôn, những "nếp nhà", thuần phong mỹ hòa nhịp đề cao vai trò nam giới. Ở VN có thể kể ra: "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" - nghĩa là đàn ông ra đường kiếm tiền, phụ nữ ở nhà lo vun vén gia đình. Ngay cả trong chuyện yêu đương, người ta cũng dành sự chủ động cho người đàn ông nốt "ở đời trâu (trai) đi tìm cộc, chứ có cộc (nữ) nào đi tìm trâu...).

Châu Á là nơi đã đưa quyền lực của người đàn ông lên cao nhất chế độ "phụ hệ". Ông tổ tư tưởng Đông Á, Khổng tử cho rằng phụ nữ là chân yếu tay mềm - là khách má hồng - khách mang quần hồng "hồng quần". Ông ta khuyên quân tử (người con trai) nên tránh xa nữ giới. Ông ta đặt nữ giới ngang với phường tiểu nhân. Hễ ai mà vướng vào khách hồng quần là hỏng!

Người Châu Âu cũng coi thường phụ nữ không kém. Đạo Hồi của các nước Trung đông thì càng tệ hơn. Người ta bắt phụ nữ ra đường quấn khăn và phải "chính chuyên một chồng".

Càng về sau, nam giới càng thấy rõ được sức mạnh của phái  nữ. Một ví dụ điển hình là chẳng phải tất cả mọi người đều sinh ra từ phái nữ đó sao: họ có những hành động "vuốt ve", xem trọng phụ nữ hơn. Trâu phải đi tìm cọc, không có đời nào học tìm trâu, nhưng mỗi con trâu đều rất tự hào và hạnh phúc khi tìm được một cái cọc để trói buộc. Họ kháo nhau "đằng sau thành công mỗi đàn ông đều có hình bóng của một người phụ nữ!". Họ đồn nhau "của chồng - công vợ".... Họ chỉ nhận công lao bề ngoài, nhưng để giữ được, để vun đắp, để xây dựng, để làm cho họ sang thêm, thành công thêm thì chỉ có những người phụ nữ bên cạnh họ. Người Pháp có hẳn câu huấn thị nam giới "không được đánh phụ nữ, dù chỉ bằng một nhành hoa!".

Phái nữ cũng rộ lên với những "phong trào giải phóng  phụ nữ", "đòi nữ quyền"... vì họ hiểu được vai trò quan trọng của họ trong xã hội. Nam giới dần dần thừa nhận, và thỏa hiệp với những "ngày quốc tế phụ nữ", để cả xã hội tôn vinh những người phụ nữ âm thầm, nhưng công lao không ít trong xã hội.

Quốc tế có 8.3 là ngày mà cánh đàn ông bày tỏ tấm lòng với những người thương yêu xung quanh mình. Ngày mà người phụ nữ được coi trọng hơn bao giờ hết - thực ra đối với nhiều người (trong đó có miềng) họ cũng được coi trọng cả năm rồi. Việt Nam ta có ngày 20.10, ngày Phụ nữ Việt Nam. Dân mày râu Việt có thêm hẳn một ngày để mà quan tâm phái nữ...

Mình nhận thấy, xung quanh mình toàn những người phụ nữ dễ thương, chịu thương chịu khó, chăm chỉ. Họ âm thầm không xốc nổi. Họ suy nghĩ thấu đáo. Họ hiểu biết, họ đằm thắm, họ có lòng vị tha. Tuyệt đối chẳng phải như những bộ óc ông bà nhuốm màu Khổng lỗi thời: "đàn ông nông cạn giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu"...

Suy cho cùng, hai thế giới đàn ông phụ nữ như âm dương của đất trời. Họ vui vì nhau, buồn vì nhau, thành công thất bại vì nhau. Họ có điểm mạnh điểm yếu riêng. Họ hòa quyện vào nhau: cả trong tình cảm gia đình, hay ngoài xã hội, giữ cho một xã hội hài hòa, sinh động và thật đáng yêu hơn!