Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Đa chiều (1)

1. Mấy hôm rày bắt đầu công việc tại MobiFone TT6. Sáng 6h15 ra khỏi nhà, chiều đúng 6h15 về đền nhà. Công việc cũng nhiều khiến mình không có thời gian nhiều lướt web như trước nữa. Dù vậy, cũng vẫn có vài điều vui vui muốn chia sẻ..

2. Sáng 6h15, ra đến Văn Thánh đón xe công ty đi làm. Có nhiều anh chị cùng đi trên chuyến xe đó. Anh Phúc, chị Đào...phòng KHBH, Hưng phòng KT, anh Tuấn phòng Kỹ Thuật... Sáng dậy sớm làm vội bát hủ tiếu và một ly sữa ở ngõ Văn Thánh rồi lên xe đi. Có người đến sớm, có người đến trễ, có người có hôm thư thả, có người vội vàng...nhìn chung mọi người đều có những nổi niềm chung là sự bỡ ngỡ khi phải lên xe đi một quảng đường 30km mới đến sở làm nhưng ai nấy đều vui vẻ với một sự nhiệt huyết hiếm có.Trong mắt mình tất cả đều thân thương. Xa TT2 nói chung là cũng hơi bùn, nhưng như một ý đã nói TT2, TT6, TTC tất thay đều thuộc VMS. Và điều hơn hết là cố gắng làm việc tốt.
http://dvtv.vn/Upload/tintuc/thoi-su-trong-nuoc/-5-nm-thc-thi-lut-cnh-tranh-trong-kim-soat-hanh-vi-hn-ch-cnh-tranh--vit-nam/phan-tich-doi-thu-canh-tranh.jpg
3. Một chuyện mà mọi người hay bàn nhau, mình đi nhiều nơi mọi người cũng hay nói tới là dạo này mở báo ra đọc thấy người chết nhiều quá. Vụ tàu đâm người xe trên đường ray ở Biên Hòa, vụ chìm tàu ở Hạ Long, vụ 9 thanh niên chết ngạt vì ma túy ở Hải phòng, và đặt biệt là vụ nhà báo Hoàng Hùng bị người vợ nỡ ra tay thủ ác... Vẫn biết thời đại CNTT, tin tức truyền đi nhanh chóng, cái xấu dễ lan đến tay mọi người hơn, nhưng tất thảy mình hình dung mọi người đều sợ . Ấy là những cái xấu, những mầm móng tai họ diễn ra khắp nơi: mà hai lý do cơ bản là do cẩu thả của con người , cũng như tình người với nhau nhạt đi...dĩ nhiên là so với ngày xưa.
Thật khó tưởng tượng được một người phụ nữ xinh đẹp, nỡ xuống tay với người chồng đã từng chung gối với mình. Có nhiều lý do để lý giải điều đó, nhưng có một điều ai cũng nhận ra: đó là cái những cám dỗ trong xã hội (trong trường hợp này là bài bạc) đã khiến những con người vốn bình thường, hiền lành, đi đến những ngõ cụt không ngờ tới để rồi làm những việc vô lương tâm...

4. Đọc báo thấy tổng thấp Hosni Mubarack của Ai cập đã từ chức dưới sức ép của người dân. Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Người dân bao giờ cũng cái lý của họ, và khi dân nổi can qua thì họ dám đứng dậy đấu tranh để lật đổ một người dù rằng trước đây có công lao với họ nhưng đã bị thoái hóa biến chất (ấy là nói theo lời của ở ta). Tài sản của gia đình Mubarack: có truyền thông nói lên tới 60-70 tỉ đô, có thể con số đó không chính xác nhưng chắc hẳn là một con số khổng lồ. Và tiền ấy lấy đâu ra? Không lời lý giải nào đúng hơn cho nguồn gốc số  tài sản ấy là tham nhũng. Tham nhũng đến từ những người có quyền có chức. Nghe đâu Mubarack còn không muốn thoái vị, muốn đưa những người thân thích của ông vào vị trí có quyền lực ở đất nước Ai Cập. Hẳn chúng ta đều biết Ai cập là một nơi phát lộ một trong những nền văn minh đầu tiền trên thế giới, ắt hẳn trong văn hóa của họ có những chổ cho tiến bộ, và dĩ nhiên, việc Mubarack từ chức tuy đã muộn, nhưng muộn vẫn còn hơn không là một sự kiện hợp lý.
Thời nào, ở đâu, những người có quyền chức bao giờ cũng muốn tham quyền cố vị. Lại nhắc lại một câu ca dao trong dân gian mà mình đã nhắc từ lâu: "con vua thì lại làm vua/con sải ở chùa thì quét lá đa/bao giờ dân nổi can qua/con vua thất thế lại ra quét chùa"... Có lẽ những lời truyền trong nhân gian thường đúng.

Bill Clinton cũng có nói: cuộc đời vốn đã không công bằng, vậy ta đừng nên than vãn về chuyện không công bằng đó. Nghĩa là hãy chấp nhận cuộc sống như vốn đã có và vươn lên. Chẳng ai biết là cuộc đời không công bừng với bạn những gì, họ chỉ nhìn vào những gì bạn làm được. Và chắc phải nhắc lại: khi chưa có thành tựu thì bạn nên dẹp những sỹ diện hảo lại.

Tựu trung trong suốt cuộc đời của mỗi người là học cách xem mình là một người bình thường như mọi người, chẳng có gì nổi trội cả. Xem ra câu này thật đúng.

4. Đọc báo thấy ở Nam định có hội lễ Khai Ấn ở Nam định: là lễ hội mà người ta đến để viếng và dĩ nhiên trong tâm tưởng cầu xin những thuận lợi may mắn trong một năm: cụ thể là thăng quan tiến chức. Trong khi các nhà sử học tranh cãi về tính xác đáng của lễ hội đó thì người ta vẫn tổ chức và người ta vẫn nườm nượp tham dự tạo nên những bi hài kịch không thấy. Lại có lẽ thời nào cũng thế, quyền lực chức tước có một hấp lực mãnh liệt đối với những người bình thường. Mà mình không dám nhận là mình là người không bình thường, chỉ là một người bình thường trong suốt vô vàn những người khác.

5. Valentine: ngày dành cho những người iu nhau tỏ tình với nhau. Ngày này người ta thổ lộ những tình cảm thiêng liêng sâu kín nhất dành cho nhau. 20h tối mình ra tiệm hoa vẫn nườm nượp người. Có một cảm nhận là dù cuộc sống quay cuồng, người ta vẫn dành rất cả những gì tốt đẹp cho người mình yêu. Dù một ai đó cả năm trời bận rộn với lo toan, công việc, với những toan tính,những hoài nghi về những người mình yêu, đến ngày đó vẫn nghĩ lại và cố gắng thể hiện những tình cảm đằm thắm nhất.

Mình đọc blog, có nhiều gã trai, cô gái u30-u40 thấy chạnh lòng không khí Valentine tưng bừng khi họ đã yên bề gia thất. Valentine đối với họ là những gì xa xỉ, thì trong sâu thẳm họ vẫn muốn những người bạn đời của họ dành họ những thể hiện, dù chỉ là một bông hoa nhỏ, hay  một lời hẹn đi ăn tối, chỉ có đôi ta. Cũng có anh khuyên rằng: một khi đến tuổi nào đó Valentine là một điều gì đó có vẻ đồng bóng, lãng mạn hão trong mắt bạn, vậy thì ngày hôm nay khi bạn còn trẻ: nghĩa là khi ta đang còn Teen, u20, hay là thậm chí chưa lập gia đình thì hãy thể hiện hết mình, như những gì mình muốn với người mà mình yêu. Và không ai chê trách về điều đó cả. Và có lẽ, mình cũng đã thực hiện như vậy...

6. Cái gì nhỉ? Mấy hôm nay tình trạng mình vui buồn lẫn lộn. Lúc vui lúc buồn. Việc công việc tiến chuyển thật tốt đẹp. Dĩ nhiên còn nhiều điều đáng lo nghĩ. Cái gì mình không với tới được, hay một sự mất mát luôn khiến người ta luôn ám ảnh và hằn thật sâu vào ký ức người ta. Đã một lần, hai lần, và dĩ nhiên mình lại e ngại điều đó xảy ra. Nhưng lần này thì khác rồi. Hãy để mọi chuyện thật tự nhiên.

7. Hôm nay đi uống bia với một người anh. Anh ấy có nói là: hãy sống vui vẻ với mọi người, đừng lo nghĩ gì nhiều. Để làm chi? Để đến một lúc nào đó mọi người gặp lại mình và nở một nụ cười. Để khi ốm đau lại có ít nhất vài người thăm hỏi. Để khi mình đến tận cùng đáy cuộc đời thì cũng vẫn có những người bạn tốt.

Giờ thì phải làm theo châm ngôn một cuốn sách: hãy quảng nỗi lo đi và vui sống!

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

...vì nàng đẹp như một bông hồng...

Xưa, hồi những năm học cấp ba, hay nghe bài hát tiếng Pháp nổi tiếng từ những năm 60, nghe đâu đạt giải nhất Eurosong 1963 thì phải: Elle etait si jolie. Dịch qua tiếng Việt là: "Vì nàng đẹp như một bông hồng", hay "em đẹp như bông hồng". Quả đúng là nhạc Pháp: nhẹ nhàng, sâu lắng, say đắm và nghe rất cao sang. Ca từ dịch sang tiếng Việt nghe đâu của Phạm Duy cũng rất hay. Nhiều ca sỹ Cover bài này: Duy Quang, Thanh Lan. Đặc biệt có một bản không biết ca sỹ nào hát từ những năm trước 1975, với những hình ảnh Sài Gòn xưa lịch lãm và nhạc dạo i như âm nhạc trong phim "Ván bài lật ngửa".


http://trancaovan6875.files.wordpress.com/2010/07/bong-hong-cai-ao.jpgVì nàng như một bông hồng (tiếng Pháp)


Vì nàng đẹp như một bông hồng (tiếng Việt) có cảnh SG xưa...



Vì nàng đẹp như một bông hồng
Nên tôi không dám yêu nàng
Ôi đôi môi cười như cánh lan
Bao năm tôi khó nguôi quên



Mình cứ tưởng tưởng: một cô gái đẹp, một chàng trai gặp gỡ và say đắm: yêu và say đến điên cuồng. Nàng đẹp như một bông hồng, bông hồng rực rỡ trong đời: khi nàng cười là cả bừng sáng một khoảng trời. Đặc biệt trong mắt kẻ si tình thì ngây ngất không chi bằng. Nàng đẹp, và kiêu kỳ, khiến chàng ngẩn ngơ. 

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Xuân, Hạ,Thu, Đông...rồi lại Xuân...(*)

Thứ bảy bắt đầu những công việc đầu tiên tại TT6 MobiFone - Biên Hòa. Công việc khiến mình đi nhiều hơn những ngõ ngách đường phố Biên Hòa. Thật sự, kể từ lúc học xong Trung học đến giờ, mới có thời gian để ý hơn đến Biên Hòa, quả thật Biên Hòa ngày nay khang trang hơn, đường sá rộng hơn, người đông đúc, giàu có hơn cái hồi mà mình mới chân ướt ráo vào miền Nam.

Cà phê Góc phố - sáng thứ bảy, bất ngờ gặp bạn Cường và hai chị em cô bạn mà bạn í đang đeo đuổi. Nói chuyện xem phim, những bộ phim đang chiếu trong dịp Tết: Công chúa tóc mây, Cô dâu đại chiến... Cường bảo: chờ mày review một bộ nào đó rồi tau đi xem. Nhìn lại đã lâu mình không có review bất kỳ bộ phim nào. Những bộ phim mình đã xem qua, nhưng ít có bộ nào đọng mãi trong tâm trí. Những bộ phim hài hước nhẹ nhàng, xem đó rồi cười đó, khóc đó, rồi tuốt tuột tuột chạy khỏi trí nảo một cách vô tình nhất...

Một cái tết đã qua, chúng ta đang sống trong những ngày đẹp nhất của mùa xuân chín. Mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm, mùa được ví như tuổi trẻ, giai đoạn đẹp nhất của đời người. Xuân qua, Hạ tới, Thu sang, Đông về...rồi lại Xuân...bốn mùa trong năm, nối tiếp nhau đến, dắt tay nhau đi không ngừng nghỉ, nhưng không hề vô tình, nó chứng kiến bao điều hỉ, ái, nộ của con

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Kinh tế hài hước...


Ấn tượng ban đầu của cuốn sách: nguồn nguộn những nhận định rất đời thường, gây ngạc nhiên; đầy rẫy số liệu và cách lý giải hiện tượng xã hội rất hợp lý tình. Những nhận định như: nhà lãnh đạo là những người gian lận nhiều hơn? Tại sao bị phạt lại làm cho người ta phạm lỗi nhiều hơn? Tại sao người ta gian lận? Và, bản tính thiện là một bản tính khởi nguồn của con người…khiến bất kỳ ai cũng tò mò. “Kinh tế hài hước” không đế nỗi quá dày (chỉ độ gần 400 trang sách khổ trung). Sách do Stephen J. Dubner. Steven D. Levitt , nhà kinh tế học [được giới thiệu là] trẻ tuổi xuất chúng của nước Mỹ chấp bút. Bìa trước bìa sau, lẫn những trang đầu đều là những lời giới thiệu có cánh của các tờ báo lớn, dĩ nhiên là để sách bán chạy, phần nào đó làm người đọc cũng cảm thấy háo hức.
Chúng ta đều biết ngành Kinh tế học là ngành học khô khan, chi chít những con số, những lý thuyết, nếu không có một kiến thức nhất định về toán học, về kinh tế căn bản chúng ta khó có thể hiểu được. Đó là những lý thuyết được viết bởi các nhà kinh tế học hàn lâm. Nhưng Levitt có cách tiếp cận khác, anh đi thẳng vào cái mục đích tận sâu của Kinh tế học là giải thích cách mà mọi người có được cái họ muốn. Anh tò mò, quan sát, thu thập dữ liệu hàng năm trời, để đưa ra những hiện tượng kinh tế xã hội đang vận hành thông qua những con số và khám phá ra những quy luật mà mọi người không ngờ tới. Những quy luật đó có vẻ như đời thường, và có chút hài hước, tầm thường. Có lẽ vì thế mà anh đặt tên là “Kinh tế học hài hước” theo nghĩa tiếng Anh là Freakonomics. Và mọi điều dần sáng tỏ dưới những diễn giải cặn kẽ tỉ mĩ, và logic của tác giả thông qua những quá trình hình thành hiện tượng, những khía cạnh được chỉ mặt điểm tên thông qua những phân tích dựa vào những con số thu thập được.
Có thể nói: đạo đức học là thể hiện cách mà người ta muốn thế giới vận hành. Trong khi đó, kinh tế học lại là thể hiện thực sự cách mà thế giới vận hành. Rút cuộc, kinh tế học bùng nhùng những thứ như: việc làm, tiền tệ, chứng khoán, đầu tư, tăng trưởng. Nhưng nếu biết cách chung ta có thể áp dụng những công cụ đơn giản của Kinh tế học vào những công việc thú vị hơn.
Theo đó, Kinh tế học hài hước với quan điểm chỉ ra một vài ý tưởng mà thế giới thực sự vận hành, với các ý tưởng chính sau:
1.       Động cơ, là hòn đá tảng, là căn bản với mọi hành động trong cuộc sống. Theo ý nhà Phật nói, nhân nào thì quả ấy. Động cơ, giống như là nhân, động cơ nào thì sẽ thể hiện kết quả vậy. Động cơ thực sự là yếu tố để giải quyết mọi hiện tượng diễn ra: bạo lực, gian lận thể thao hay hẹn hò qua mạng…
2.       Có thể lấy một ví dụ mang tính hài hước sau: Một nhà giữ trẻ quy định 5h là phụ huynh bắt đầu đón con, thực tế có vài phụ huynh tới đón con trễ. Nhà trường rất phiền hà về chuyện này và quyết định: nếu mỗi phụ huynh đón con trễ thì sẽ bị phạt 3 đô la cho mỗi 30 phút. Kỳ lạ là từ khi có luật đó, tình hình phụ huynh đón con trễ không giảm mà có chiều hướng tăng thêm.
Lý giải điều kỳ lạ này, người ta dựa vào động cơ: động cơ cố gắng tới đón con đúng giờ là “động cơ đạo đức” trong khi đó, động cơ này được thay bằng một “động cơ tiền bạc” khi nhà trường đưa ra chính sách phạt tiền. Khi động cơ thay đổi thì kết quả thay đổi. Thực sự là mỗi phụ huynh cảm thấy yên tâm tới trễ hơn khi đã bị nộp phạt, còn hơn là bị vướng vào cái động cơ đạo đức, do đó người ta ít nỗ lực đến đón con đúng giờ hơn.
3.       Những nhận thức thông thường thường sai. Do đó người ta phải giải thích một hiện tượng xảy ra không bằng một nhận thức thông thường ví dụ, người ta thường cho rằng uống 8 ly nước là làm cho người khỏe ra, thực sự điều này chưa bao giờ đúng. Vậy nên, chúng ta phải thực sự nhìn thấy những bản chất sâu xa của vấn đề, tránh bị vấp phải cái bẫy “nhận thức thông thường”.
4.       Do đó, nhiều khi một hiện tượng xảy ra bắt đầu từ một nguồn gốc sâu xa.
5.       Chuyên gia dù là gì đi nữa, thì cũng luôn lấy thông tin để phục vụ cho mục đích của chính họ.
6.       Biết rõ cái gì và phải đo lường thế nào trong một thế giới phức tạp để có những cách nhìn giải quyết thế giới đơn giản hơn.
Dựa vào quan sát, thu thập số liệu, và phân tích, tác giả đã đưa ra những kết luận ngạc nhiên: người giáo viên chấm bài và đô vật Sumo giống nhau ở chổ nào? Đó là cùng giống nhau ở chổ gian lận. Đông cơ: thành tích. Những con số không bao giờ biết nói dối, và sự thực bằng cách nghiên cứu những con số khách quan, tác giả đã rút ra những nguyên tắc để nhận biết gian lận một cách rõ ràng. Nhưng tại sao mà người ta gian lận, và gian lận bằng cách nào?
Tác giả của câu chuyện “Người bán chiếc bánh vòng”, Feldman đã có giải thích cho hiện tượng cao siêu này. Feldman là người bán bánh vòng tự động. Ông cung cấp bánh vòng cho các tòa nhà văn phòng nhiều nhân viên và họ phải trả tiền một cách tự giác. Dựa vào số lượng bánh vòng bán ra và số tiền thu về, Feldman đã có những kết luận về những quy tắc gian lận. Ông đơn giản lấy tỉ lệ của tổng số chiếc bánh vòng thu được tiền và tổng số bánh vòng bán ra và thông qua cái tỉ lệ đó để kết luận việc tăng hay giảm gian lận. Mà đây là kết luận về sự gian lận của giới “cổ cồn trắng” – tức giới văn phòng, mà đa phần các bạn đọc đây là một thành viên trong đó. :D
- Các công ty nhỏ thường ít gian lận hơn các công ty lớn. Cũng giống như ở nông thôn sẽ ít tội phạm hơn một lý do là ở các công ty lớn sẽ ít bị phát hiện hơn nên dễ phạm tội hơn.
- Tình trạng thời tiết cũng ảnh hưởng đến độ trung thực: thời tiết dễ chịu làm người ta dễ dàng trung thực hơn, thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, lạnh khiến người ta dễ gian lận hơn. Những ngày nghỉ chỉ đơn thần là có số ngày nghỉ thì ăn gian ít hơn là những ngày nghĩ kèm theo lễ hội, người ta bị nhiều mối lo toan và mong chờ từ người thân.
- Feldman cũng đưa ra một số kết luận về gian lận (đạo đức) và vị trí cấp bậc trong tổ chức. Ông thấy, người giữ chức vụ cao hơn là người gian lận nhiều hơn. Có lẽ điều này là do tính thái quá về quyền của người lãnh đạo.
- Nhưng một kết luận quan trọng mà Feldman khẳng định có tính triết học: phần lớn người ta không ăn gian, ngay cả khi không có người giám sát. Khổng Tử nói: “nhân chi sơ, bản tính thiện”. Hay Socrates nói là: con người bản tính lương thiện ngay cả khi không có quy định ràng buộc. Như vậy, về mặt tin tưởng vào tính thiện con người, Feldman đã có được con số là ít nhất 87% người ta trung thực một cách tự nhiên. Ngạc nhiên không?.
Còn rất nhiều những phân tích logic, lý giải mang tính hài hước nhưng đúng đắn của các hiện tượng xã hội đã xảy ra như chuyện về băng đảng 3K phân tích mối quan hệ giữa thông tin thực và thông tin đại chúng và tác động của thông tin. Phân tích những đứa trẻ bán ma túy tại sao không sống cùng mẹ để đưa tới một kết luận là trong một môi trường khắc nghiệt, thậm chí ban đầu kiếm lợi ích ít ỏi nhưng vẫn có hàng ngàn hàng vạn kẻ đâm đầu vào để ước một ngày nào đó leo lên đỉnh quyền lực (mô hình kim tự tháp), động cơ về một mối lợi lớn khi mà chi phí bỏ ra ít thì có nhiều người cùng đâm đầu vào.
Có một khái niệm mà tác giả cũng đưa vào là “nhận thức thông thường”. Đây là khái niệm để chỉ chúng ta thường gắn liền chân lý với những gì thuận tiện, dễ dàng, những tương đồng phù hợp với cá nhân gắn liền với lợi ích chúng ta tránh gây phiền toái vốn trong một cuộc sống phức tạp. Như vậy “nhận thức thông thường” cũng không bao giờ đúng và cũng không hẳn là sai. Trong mỗi trường hợp thì con số thống kê sẽ nói lên tất cả.
Nói chung, đọc “Kinh tế hài hước” để thấy được những gốc khuất của cuộc sống, và thực tế cuộc sống đang diễn ra dưới lăng kính của những phương pháp đo lường kinh tế đơn giản. Từ đó chúng ta sẽ phát hiện ra những bất ngờ thú vị trái với “nhận thức thông thường”.

Kinh Tế Học Hài Hước
Nhà xuất bản: Nxb Tri Thức