Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Murakami & Akio Morita

Mấy nay thời tiết Sài Gòn rất tuyệt. Buổi sáng trời dịu, ban ngày mát mẻ, chiều tối thỉnh thoảng lại bồi vài cơn mưa mát lạnh. Đêm đến lành lạnh; nằm ngủ phải đắp chăn. 
Thời tiết thế này ăn tốt, ngủ tốt, hút tốt, chích tốt, và…viết cũng tốt.
Hehe.

***

Khoảng giữa đến cuối thế kỷ 19, Nhật Bản và Việt Nam vẫn chìm đắm trong “không gian phong kiến”, “không khí văn hóa Trung Hoa”. Giới trí thức hai nước đã xuất hiện những mầm mống tư tưởng cách tân. Ở Việt Nam có Nguyễn Trường Tộ, ở Nhật Bản có Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát).

Hai ông này đều chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Phương Tây, tư tưởng lớn gặp nhau, họ đề xuất lên triều đình phong kiến nhà Nguyễn và Nhật Hoàng những cải cách nhằm đưa hai đất nước phát triển theo con đường: hiện đại về kinh tế – từ nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp sang công nghiệp, thương mại; tự do dân chủ trong xã hội; mở mang giáo dục – chú trọng vào những ngành học thực tế: toán học, vật lý, hóa học, hơn là kiểu học “tầm chương trích cú” những “kinh điển nho giáo Tứ Thư, Ngũ Kinh…” đã lỗi thời của Nho Giáo.

Nhưng chỉ một mình Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát) và Nhật Bản thành công. Nguyễn Trường Tộ và Việt Nam thất bại. Lý do chính là Nguyễn Trường Tộ chỉ dừng lại ở việc “dâng sớ” đòi cải cách; đương nhiên là chẳng thể nào thủng màng nhĩ hoàng đế, quan lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Trong khi đó Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát) – năng động hơn: đi Âu đi Mỹ, về nước mở lớp, mở trường, dịch những sách kinh điển của phương Tây về: chính trị, xã hội,khoa học, văn học nghệ thuật.

Đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản vươn lên thành nước hiện đại, là cường quốc thế giới. Năm 1905 chiến tranh và giành thắng lợi trước đế quốc Nga hùng mạnh; tham vọng Nhật Bản vươn lên làm chủ Châu Á. Nước Việt Nam bị Pháp thôn tínhxong, trở thành một nước nghèo nàn lạc hậu, bị thực dân Pháp đè đầu cởi cổ, chẳng biết bao giờ ngốc đầu dậy được…

***

Năm 1945, Nước Nhật quân phiệt theo phe Phát xít bị Phe Đồng Minh (Mỹ) đánh bại, Nhật Hoàng buộc phải tuyên bố đầu hàng sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Kawasaki. Nước Nhật nói chung, Tokyo nói riêng trở thành một đóng tro tàn.

Năm 1946, có hai kỹ sư điện tử 24 tuổi và 37 tuổi: Akio Morita và Ibuka thành lập công ty nghiên cứu Viễn Thông Tokyo, tiền thân của hãng điện tử danh tiếng Sony sau này với một quyết tâm: đuổi kịp thế giới (nước Mỹ) về điện tử và Viễn Thông. Đọc “Chế tạo tại Nhật Bản”, một ngạc nhiên sau 1945, nước Nhật hầu như chẳng có gì: mất quyền tự chủ [do quân đội Đồng Minh chiếm đóng và quản thúc]; khan hiếm lương thực thực phẩm. Thế mà đến 1964, Tokyo đã tổ chức thế vận hội. Năm năm 1961, Sony trở thành hãng điện tử nổi tiếng thế giới có chi nhánh tại Mỹ, cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán NewYork.

“Chế tạo tại Nhật Bản”; thể hiện tinh thần Nhật Bản; những kỹ sư tài giỏi, với khát vọng làm giàu, làm chủ thế giới, tương lai vô bờ, làm việc hăng say, không ngừng sáng tạo khám phá; tạo nên niềm tự hào, chất lượng của mặt hàng “chế tạo tại Nhật Bản”.
***
Khi Mà Morita và Ibuka chập chững bước đầu với Sony với muôn vàn khó khăn, Haruki Murakami mới chỉ là một đứa trẻ.

Những năm 1960, 1970, nước Nhật đã vươn lên thành nước công nghiệp hiện đại hơn cả trước thế chiến; cả thế giới ngưỡng mộ điều “thần kỳ Nhật Bản”. Nước Nhật của kỹ nghệ hiện đại, của tiền bạc, của khát vọng làm giàu, của các mặt hàng tinh xảo. Khi đó Murakami đang là cậu sinh viên đang băn khoăn trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Những năm 1980, nước Nhật vẫn mạnh mẽ; văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây: cách mạng giải phóng tình dục; người ta lao vào kiếm giàu ,tìm kiếm vật chất. Murakami trở thành tiểu thuyết gia.

Nhân vật của ông là những nhân vật nhỏ bé, bên lề, lạc loài xã hội; không hiểu là xã hội bỏ rơi họ hay họ chủ động tách khỏi nhịp sống chung của xã hội. Toru trong “Rừng Na Uy” tuổi thiếu niên; Toru trong khoảng 20-27 tuổi của “Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời”, và Toru trong tuổi 30 sau khi lập gia đình vài năm; hoàn toàn thờ ơ trước một nhịp sống hiện đại nói chung.

Đọc Murakami và nhân vật của ông; thấm đẫm một không khí chán chường; một cảm xúc nhừa nhựa yếu đuối, chỉ còn một cách tìm nguồn vui trong sex và những chuyến gặp gỡ dài vô tận không đầu đuôi, suy nghĩ về những điều hư vô trong cuộc sống. Nhân vật đó dễ gây cho độc giả những ảnh hưởng tiêu cực: sức ỳ, sự buông xuôi.

***

Nếu Morita trong “Chế tạo tại Nhật Bản” năng động, sáng tạo, tài giỏi, khát khao thành công bao nhiêu, thì nhân vật của Murakami lại tồi tệ, ủy mị bấy nhiêu.

Đó phải chăng là “hai mặt đối lập” của một nước Nhật Bản mà cả thế giới ngưỡng mộ tôn thờ.

Con người là “tổng hòa mọi mối quan hệ”, trong đó nó thống nhất từ việc “đấu tranh các mặt đối lập”.

Xem ra, đọc những cuốn sách từ nước Nhật Bản cũng minh chứng cho một phần nào những luận điểm đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét